Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

Tinh hoa mỹ thuật Việt truyền thống - Hình tượng tiên nữ - HEID

398,000 VNĐ
  • Tình trạng: Còn hàng

Nhóm tác giả dẫn người đọc đi theo trục tuyến tính thời gian, khi mà cặp hình tượng Cha Rồng - Mẹ Tiên đi vào chính sử, từ đó, lần theo các dấu ấn của văn hóa vật thể in hình qua dâu bể thời gian bởi “không phải câu chuyện huyền sử đẹp đẽ nào của dân tộc cũng được thị giác hóa, được cụ thể, được in dấu lên đá, lên gỗ”. Theo trục thời gian này, nhóm tác giả chỉ cho người đọc thời điểm xuất hiện của những bức chạm Rồng Tiên vào thời Mạc, sự phát triển nở rộ trong khoảng 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên chất liệu gỗ và sự lụi tàn vào thế kỷ XIX rồi hồi sinh trở lại vào cuối thế kỷ XX trong những chất liệu đa dạng khác.

Cuốn sách như mở tầm mắt người đọc tới sự xuất hiện của hình ảnh Tiên trong văn hóa Ấn Độ (tiên ông Rishi, tiên nữ Apsara); trong văn hóa Trung Hoa (mà tâm điểm là ở Đạo giáo), trong thần thoại và văn hóa châu Âu (mà ví dụ về các nàng tiên cá với giọng hát mê hoặc và ma lực quyến rũ khiến bao thủy thủ Odysseus khi đi qua vùng biển nọ phải nhét sáp ong… Các tác giả đã thể hiện một sở kiến rộng rãi trên tinh thần lao động nghiêm túc trong việc giới thiệu một cách bao quát về khối lượng tranh tượng khổng lồ trong văn hoá Hy-La từ những manh nha ở thế kỷ IV tới sự bùng nổ trong thời Phục hưng…

Để có cái nhìn bao quát, nhóm tác giả đã trình hiện trên trang giấy chuyên khảo những kiến thức liên văn bản của các dữ liệu về văn học dân gian (truyện Từ Thức, truyện Ả Chức-chàng Ngưu), văn học thành văn (Bích câu kỳ ngộ, Vân Cát thần nữ), về nghệ thuật biểu diễn (rối nước, múa trong lễ hội, trong hát Ca trù) và nghệ thuật tạo hình. Từ cái nền liên văn bản, cuốn chuyên khảo đi sâu giới thiệu các đồ án tiên nữ trong chùa, tháp, đền, miếu; sự tương đồng giữa hình tượng tiên nữ ở đình, chùa, đền, miếu ở đề tài, hình thức thể hiện, phong cách tạo hình và trang phục mà qua đó, nhóm tác giả gợi ra những suy nghĩ về cơ tầng văn hóa truyền thống và sâu xa hơn là mẫu gốc mà “vô thức cộng đồng” tạo ra trong lịch sử...

Phương Thức Thanh Toán
Phương Thức Đổi Trả
Liên hệ Hotline: 0838.21.8899
Chưa có thông số cho sản phẩm này

Nhóm tác giả dẫn người đọc đi theo trục tuyến tính thời gian, khi mà cặp hình tượng Cha Rồng - Mẹ Tiên đi vào chính sử, từ đó, lần theo các dấu ấn của văn hóa vật thể in hình qua dâu bể thời gian bởi “không phải câu chuyện huyền sử đẹp đẽ nào của dân tộc cũng được thị giác hóa, được cụ thể, được in dấu lên đá, lên gỗ”. Theo trục thời gian này, nhóm tác giả chỉ cho người đọc thời điểm xuất hiện của những bức chạm Rồng Tiên vào thời Mạc, sự phát triển nở rộ trong khoảng 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII trên chất liệu gỗ và sự lụi tàn vào thế kỷ XIX rồi hồi sinh trở lại vào cuối thế kỷ XX trong những chất liệu đa dạng khác.

Cuốn sách như mở tầm mắt người đọc tới sự xuất hiện của hình ảnh Tiên trong văn hóa Ấn Độ (tiên ông Rishi, tiên nữ Apsara); trong văn hóa Trung Hoa (mà tâm điểm là ở Đạo giáo), trong thần thoại và văn hóa châu Âu (mà ví dụ về các nàng tiên cá với giọng hát mê hoặc và ma lực quyến rũ khiến bao thủy thủ Odysseus khi đi qua vùng biển nọ phải nhét sáp ong… Các tác giả đã thể hiện một sở kiến rộng rãi trên tinh thần lao động nghiêm túc trong việc giới thiệu một cách bao quát về khối lượng tranh tượng khổng lồ trong văn hoá Hy-La từ những manh nha ở thế kỷ IV tới sự bùng nổ trong thời Phục hưng…

Để có cái nhìn bao quát, nhóm tác giả đã trình hiện trên trang giấy chuyên khảo những kiến thức liên văn bản của các dữ liệu về văn học dân gian (truyện Từ Thức, truyện Ả Chức-chàng Ngưu), văn học thành văn (Bích câu kỳ ngộ, Vân Cát thần nữ), về nghệ thuật biểu diễn (rối nước, múa trong lễ hội, trong hát Ca trù) và nghệ thuật tạo hình. Từ cái nền liên văn bản, cuốn chuyên khảo đi sâu giới thiệu các đồ án tiên nữ trong chùa, tháp, đền, miếu; sự tương đồng giữa hình tượng tiên nữ ở đình, chùa, đền, miếu ở đề tài, hình thức thể hiện, phong cách tạo hình và trang phục mà qua đó, nhóm tác giả gợi ra những suy nghĩ về cơ tầng văn hóa truyền thống và sâu xa hơn là mẫu gốc mà “vô thức cộng đồng” tạo ra trong lịch sử...

  • 0 Bình luận

    commentor

Lên đầu trang