- Danh mục sản phẩm
- 1. SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH BÀI TẬP
- CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1
-
2. SÁCH THAM KHẢO
- Sách Tham Khảo Lớp 1
- Sách Tham khảo Lớp 2.
- Sách tham khảo Lớp 3
- Sách Tham Khảo Lớp 4
- Sách Tham Khảo Lớp 5
- Sách Tham Khảo Lớp 6.
- Sách Tham Khảo Lớp 7
- Sách Tham Khảo Lớp 8
- Sách Tham Khảo Lớp 9
- Sách Tham Khảo Lớp 10
- Sách Tham Khảo Lớp 11
- Sách Tham Khảo Lớp 12
- ÔN THI VÀO LỚP 6
- ÔN THI VÀO LỚP 10
- ÔN THI VÀO ĐẠI HỌC
- SỔ TAY KIẾN THỨC MÔN HỌC
- 3. GIÁO TRÌNH NGOẠI NGỮ
-
4. SÁCH GIÁO VIÊN
- Sách giáo viên Mầm Non
- Sách Giáo Viên Lớp 1
- Sách Giáo Viên Lớp 2
- Sách Giáo Viên Lớp 3
- Sách Giáo Viên Lớp 4
- Sách Giáo Viên Lớp 5
- Sách Giáo Viên Lớp 6
- Sách Giáo Viên Lớp 7
- Sách Giáo Viên Lớp 8
- Sách Giáo Viên Lớp 9
- Sách Giáo Viên Lớp 10
- Sách Giáo Viên Lớp 11
- Sách Giáo Viên Lớp 12
- TRANH ẢNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SỔ SÁCH NHÀ TRƯỜNG
- 5.THIẾT BỊ DẠY HỌC NHÀ TRƯỜNG
- 6. SÁCH TRUYỆN THIẾU NHI
- 7. SÁCH VĂN HỌC
- 8. SÁCH KHOA HỌC THƯỜNG THỨC
- 9.VPP, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- 11. ĐỒ CHƠI
- 12. LƯU NIỆM, QUÀ TẶNG
- 1. SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH BÀI TẬP
- CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1
-
2. SÁCH THAM KHẢO
- Sách Tham Khảo Lớp 1
- Sách Tham khảo Lớp 2.
- Sách tham khảo Lớp 3
- Sách Tham Khảo Lớp 4
- Sách Tham Khảo Lớp 5
- Sách Tham Khảo Lớp 6.
- Sách Tham Khảo Lớp 7
- Sách Tham Khảo Lớp 8
- Sách Tham Khảo Lớp 9
- Sách Tham Khảo Lớp 10
- Sách Tham Khảo Lớp 11
- Sách Tham Khảo Lớp 12
- ÔN THI VÀO LỚP 6
- ÔN THI VÀO LỚP 10
- ÔN THI VÀO ĐẠI HỌC
- SỔ TAY KIẾN THỨC MÔN HỌC
- 3. GIÁO TRÌNH NGOẠI NGỮ
-
4. SÁCH GIÁO VIÊN
- Sách giáo viên Mầm Non
- Sách Giáo Viên Lớp 1
- Sách Giáo Viên Lớp 2
- Sách Giáo Viên Lớp 3
- Sách Giáo Viên Lớp 4
- Sách Giáo Viên Lớp 5
- Sách Giáo Viên Lớp 6
- Sách Giáo Viên Lớp 7
- Sách Giáo Viên Lớp 8
- Sách Giáo Viên Lớp 9
- Sách Giáo Viên Lớp 10
- Sách Giáo Viên Lớp 11
- Sách Giáo Viên Lớp 12
- TRANH ẢNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SỔ SÁCH NHÀ TRƯỜNG
- 5.THIẾT BỊ DẠY HỌC NHÀ TRƯỜNG
- 6. SÁCH TRUYỆN THIẾU NHI
- 7. SÁCH VĂN HỌC
- 8. SÁCH KHOA HỌC THƯỜNG THỨC
- 9.VPP, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- 11. ĐỒ CHƠI
- 12. LƯU NIỆM, QUÀ TẶNG
Các bạn!
Có bao giờ, bạn ngồi xuống, tự vấn bản thân rằng:
− Đối với Phật Đạo, ta đã hiểu biết đến đâu?
− Ứng dụng được bao nhiêu phần trăm những hiểu
biết này?
Theo tôi, nếu trong cuộc đời tu tập, chúng ta chưa một lần tự hỏi bản thân mình hai câu hỏi trên, chưa tự đánh giá nghiêm túc việc tu hành của bản thân, nhất định chúng ta chưa thật sự hiểu hết, chưa thật sự thấu suốt bản chất (thật nghĩa) từng pháp (mỗi pháp) của Phật pháp.
Vì rằng, Phật Đạo là đạo ứng dụng, cái được gọi là “nghĩa”của mỗi pháp không chỉ dừng lại ở hiểu biết, kiến giải, suy luận về mặt văn tự, hay vài cảm nhận thoáng qua.
Mà ‘thật nghĩa của mỗi pháp’ chính là ‘sự ứng dụng nhuần nhuyễn pháp đó trong đời sống’, sau khi được học tập (văn), nghiêm cẩn tư duy (tư) và cuối cùng là ứng dụng một cách thuần thục vào ngay trong cuộc sống này (tu).
Có thực hiện ba điều nêu trên cho mỗi pháp, chúng ta mới thấy được giá trị đích thực của Phật pháp. Giá trị đích thực từ mỗi pháp do ứng dụng nhuần nhuyễn, mới chính là thật nghĩa của pháp đó!
Có nghĩa rằng, thật nghĩa của một pháp chỉ có được khi nào pháp này trở thành văn hoá, trở thành đời sống, hơi thở, máu thịt, chất dinh dưỡng nuôi sống tâm trí, và trở thành trí tuệ hay cái đích cuối cùng thật nghĩa chính là bạn.
Tâm trí người tu hành có được sinh ra và lớn lên bằng chính thức ăn Phật pháp (Pháp thực), bây giờ tâm trí mới trở thành Pháp thân.
Pháp thân chính là một thứ thân (nằm trong nhục thân này), được sinh ra từ Phật pháp, nuôi lớn bằng Pháp thực và tồn
tại bằng chính thật nghĩa của nó, gọi là “thật tánh”.
Như vậy, khi chúng ta chưa đủ hiểu biết, chưa thật sự sống bằng Pháp thực, chưa ứng dụng được nó với đúng ý nghĩa, một pháp từ Phật pháp, chưa trở thành trí tuệ và tài sản (sự sống, sự nghiệp) của chính chúng ta.
Điều này có thể được minh hoạ qua vài ví dụ sau:
– Một diễn viên đóng vai hiệp sĩ dũng mãnh chuyên trừ gian diệt ác trên sân khấu, trong lúc diễn, chẳng may có trộm cướp (những kẻ ác thật sự) đến cướp tài sản (của sân khấu), và chính diễn viên đó là người bỏ chạy đầu tiên.
− Một con mèo đang tự cho mình là sư tử. Nó gầm tiếng gầm của sư tử, với điệu bộ của một con sư tử thực thụ trước những con mèo đứng xem chung quanh nên được chúng tán thưởng và tỏ ra khiếp sợ. Nhưng rồi, một tiếng gầm từ xa của con sư tử thật vọng tới, lũ mèo còn chưa biết điều gì xảy ra, chính con mèo giả làm sư tử đã đột tử vì vỡ mật.
Hai ví dụ trên có thể minh hoạ cho hoàn cảnh của người tu hành không thể biến giáo pháp trở thành Pháp thân,
hay không thực hiện đầy đủ “văn, tư, tu” trong đời sống tu hành. Để rồi, trước bọn ác sinh diệt hay con sư tử phiền não lại nhanh chân bỏ chạy hoặc vỡ mật như người diễn viên hay con mèo kia.
Để có được Pháp thân, nuôi lớn Pháp thân và trưởng dưỡng cho đến viên mãn, người tu hành hằng ngày phải biết cách chăm sóc nó. Chăm sóc, nuôi dưỡng Pháp thân bằng cách “văn, tư, tu”, giống như người ta nuôi lớn nhục thân bằng “thức ăn vật chất”.
“Văn, tư, tu” chính là ‘Pháp thực’ và người tu hành phải biết cách tiêu hoá các pháp đã ăn, biến nó trở thành chất dinh dưỡng nuôi lớn Pháp thân. Ta tạm coi điều này như “thức ăn tinh thần”.
Trong khi ăn, quá trình tiêu hoá thức ăn, kết quả có được đối với cơ thể từ những gì đã ăn, sẽ cho ra nhận biết đích thực về thứ thứ ta đã ăn như: độ ngon, mức độ dinh dưỡng, hiệu quả sau khi ăn,.
Thức ăn tinh thần hay Pháp thực, khi ăn đúng cách và tiêu hoá trọn vẹn, sẽ cho người tu hành cảm nhận ý nghĩa đích thực về nó, như thể người ta thấy ngon, hay thấy dở với thức ăn vật chất.
Nếu đối diện trước vật thực thế gian hay Pháp thực, mà ta chỉ nhìn ngắm, không thật sự thưởng thức, hoặc không thể tiêu hoá, kết quả cũng chỉ là người đói.
Đây là lý do vì sao, phần lớn người tu hành sau một thời gian tu tập, chỉ dừng lại ở khả năng “kiến giải” mà chẳng thể thấy được “thật nghĩa” của một pháp.
Biểu hiện của kiến giải là: Chỉ học thuộc văn tự, diễn nói một pháp trên ý nghĩa văn tự, còn chiều sâu của pháp đó, sự thực dụng của nó, vị tu hành này hoàn toàn như con mèo giả làm sư tử.
Qua vài lời tâm sự, hy vọng tất cả chúng ta biết cách tạo ra và nuôi lớn Pháp thân, vị lai viên mãn Pháp thân bằng chính sự thực dụng “văn, tư, tu” qua những gì chúng ta học được, gọi là Pháp thực trong đời sống tu hành.
Đừng để Pháp thân bị “suy dinh dưỡng” dẫn đến “qua đời” ” trước “mâm cao cỗ đầy” Pháp thực thượng vị mà chúng ta đang có trước mắt.
Hãy làm một Long Vương thực thụ, biết giăng mây, nổi sấm, làm mưa. Chẳng nên làm anh Hà Bá suốt đời quanh quẩn trong sông rạch, chỉ chuyên tán gẫu chuyện Long Vương mà chưa một lần ghé thăm biển lớn
LÝ TỨ
-
0 Bình luận