Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 6: THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ KỶ NGUYÊN KHAI SÁNG - HEID

120,000 VNĐ
  • Tình trạng: Còn hàng
Phương Thức Thanh Toán
Phương Thức Đổi Trả
Liên hệ Hotline: 0838.21.8899

TẬP 6 - THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ KỶ NGUYÊN KHAI SÁNG

Cuối thế kỷ XIII, đế quốc Ottoman được thành lập và nhanh chóng bành trướng thế lực ra khắp vùng Tây Á và Đông Âu. Năm 1453, đế quốc Ottoman đặt dấu chấm hết cho đế quốc Byzantine (Đông La Mã). Châu Âu đứng trước nguy cơ bị thôn tính bởi người Hồi giáo. Quân đội Ottoman từng tiến tới bao vây Vienna - thủ đô của Đế quốc La Mã thần thánh và chỉ chịu rút lui khi không thể chịu được mùa đông băng giá của châu Âu.

Châu Âu thế kỷ XIV đánh dấu sự phát triển của đời sống người dân. Các cuộc thập tự chinh khiến cho giao thương trong vùng Địa Trung Hải ngày càng náo nhiệt. Con người bắt đầu suy nghĩ khác về quyền lực thế gian cũng như Giáo hội và Chúa trời. Phong trào Phục hưng kêu gọi sự tự do cho con người bắt đầu nổi lên ở các thành phố nước Ý. Thời kỳ Phục hưng đánh dấu một sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, từ khoa học - kỹ thuật cho tới Văn học - Nghệ thuật. Thời kỳ này đã sản sinh ra những thiên tài như Leonardo da Vinci, Michelangelo Buonarotti hay Raffaello Sanzio với những tác phẩm kinh điển trở thành khuôn vàng thước ngọc cho nghệ thuật.

Sự mục nát trong lòng Giáo hội Công giáo La Mã cũng đã châm ngòi cho các cuộc cải cách. Martin Luther - tu sĩ dòng Augustine đã khởi xướng một cuộc cải cách bằng việc đưa ra bản 95 luận đề cải cách và nhận được sự ủng hộ từ người dân và một số lãnh chúa muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Giáo hội. Điều này đã dẫn tới một phong trào ly khai được gọi là Kháng Cách (Protestants), hậu quả là nhiều cuộc bạo động đã diễn ra khắp nơi tại châu Âu đặc biệt là trong lãnh thổ Đức. Các giáo phái ly khai được thành lập, bất tuân quyền bính Giáo hoàng và có hệ thống giáo lý, giáo luật riêng. 

Trong khi đó, trong lòng Giáo hội Công giáo La Mã cũng có những cuộc cải cách mạnh mẽ để chống lại phong trào Kháng Cách. Các dòng tu như dòng Tên (dòng Chúa Giê-su) được thành lập với mục đích cải cách mạnh mẽ Giáo hội từ bên trong nhưng vẫn trung thành với Giáo hoàng La Mã. Các dòng tu này đã đặt dấu ấn mạnh mẽ lên việc truyền giáo và mang văn minh sang phương Đông và Tân Thế giới.  

Để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, các quốc gia như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tìm các con đường khác để giao thương với châu Á. Christopher Columbus, phụng mệnh nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha đã ra khơi tìm đường tới châu Á và vô tình đã tìm ra châu Mỹ mà ông không hề hay biết. 

Chưa có thông số cho sản phẩm này
  • 0 Bình luận

    commentor

Lên đầu trang