Danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm

LỊCH SỬ THẾ GIỚI - TẬP 4: SỰ HÌNH THÀNH CHÂU ÂU VÀ THẾ GIỚI HỒI GIÁO - HEID

120,000 VNĐ
  • Tình trạng: Còn hàng
Phương Thức Thanh Toán
Phương Thức Đổi Trả
Liên hệ Hotline: 0838.21.8899

TẬP 4: SỰ HÌNH THÀNH CHÂU ÂU VÀ THẾ GIỚI HỒI GIÁO

Tập 4 của bộ truyện tranh LỊCH SỬ THẾ GIỚI nói về những sự kiện lịch sử nổi bật từ thế kỷ IV tới thế ky XVI. Trong đó, nổi bật là sự phát triển của Hồi giáo, sự hình thành trật tự châu Âu sau khi đế quốc La Mã tan rã, đế quốc Byzantine và cuối cùng là sự phát triển của Giáo hội Công giáo La Mã. 

Hồi giáo dù ra đời sau muộn nhưng đã vươn lên trở thành một trong những tôn giáo có sự phát triển và ảnh hưởng nhất thế giới cho tới ngày nay. Kể từ sau khi nhà tiên tri Muhammad lập nên Hồi giáo, các vương triều Hồi giáo như Umayyad, Abbas dần được thành lập và mở rộng sự ảnh hưởng của mình bằng các cuộc chiến bành trướng. Những thành phố lớn như Bagdad trở thành địa điểm giao thương nhộn nhịp tấp nập và là nơi khởi nguồn cho những câu chuyện Nghìn lẻ một đêm say mê lòng người.

Sau sự tan rã của đế quốc La Mã, châu Âu dần bị phân chia thành các quốc gia và lãnh địa nhỏ hơn. Ở Tây La Mã, những cuộc di cư của các sắc dân German (từ sau giữa thế kỷ IV đến cuối thế kỷ IX) đánh dấu sự chuyển tiếp từ Hậu kỳ cổ đại đến Tiền kỳ Trung cổ. Quá trình di cư được thúc đẩy bởi những thay đổi sâu sắc cả ở bên trong Đế chế La Mã lẫn khu vực "biên giới của người man rợ". Di dân bao gồm người Hung, Goth, Vandal, Avar, Slav, Bulgar, Alan, Suebi, Frisia, và Frank.

Bên cạnh đó, quyền lực của Giáo hội Công giáo La Mã ngày càng lớn mạnh. Giáo hoàng La Mã có thể ra lệnh cho bất kỳ vua chúa nào, kể cả hoàng đế. Quyền khai trừ (vạ tuyệt thông) trở thành một công cụ để Tòa Thánh kiểm soát về chính trị đối với các quốc gia xung quanh. Ngôi vị Giáo hoàng từ một vai trò thiêng liêng trở thành mục tiêu của những sự tranh chấp giữa các quốc gia châu Âu thời đó.

Ở phía Đông, đế quốc Byzantine (Đông La Mã) trải qua thời kỳ hưng thịnh. Constantinople (nay là Istanbul) trở thành một trung tâm giao thương lớn của thế giới, và đế quốc Byzantine có sự phát triển vượt bậc không chỉ về kinh tế mà còn về nghệ thuật. Kiến trúc Byzantine có thể thấy ở nhiều công trình đồ sộ mà đặc biệt nhất có thể thấy là thánh đường Hagia Sofia (nay là bảo tàng quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ). Đế quốc Byzantine chỉ suy tàn vào năm 1453 với sự lớn mạnh của đế quốc Hồi giáo Ottoman.

Chưa có thông số cho sản phẩm này
  • 0 Bình luận

    commentor

Lên đầu trang